Tin tức Ngành Logistics

Thị trường logistics chuỗi lạnh của Nhật Bản gấp rút chuẩn bị cho Thế vận hội 2021

Những thách thức về logistics chuỗi lạnh cho chiến dịch tiêm chủng vắc-xin chống COVID-19 của Nhật Bản trong giai đoạn chuẩn bị cho Thế vận hội 2021

Khái quát về thị trường logistics chuỗi lạnh của Nhật Bản:

Nhật Bản là thị trường dược phẩm phát triển nhanh thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Sự quan tâm của quốc tế đến thị trường dược phẩm Nhật Bản đã tạo cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics chuỗi lạnh tại thị trường này. Các công ty trong nước đang ứng biến mạnh mẽ và cập nhật dịch vụ của họ bằng cách thực hiện các giao dịch, quan hệ đối tác và thỏa thuận với các đối thủ cạnh tranh và các công ty cung cấp dịch vụ nền tảng cho các công ty 3PL.

Theo Statista, giá trị bán hàng của thị trường logistics chuỗi lạnh ở Nhật Bản được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định năm tài chính 2021. Khi đó, quy mô thị trường dự kiến sẽ đạt trên 2 nghìn tỷ Yên Nhật. Trong năm tài chính 2018, quy mô thị trường đã tăng lên gần 1,8 nghìn tỷ yên, tăng từ gần 1,7 nghìn tỷ yên trong năm tài chính trước đó.
Résultat de recherche d'images pour

Thị trường logistics chuỗi lạnh tại Nhật Bản bao gồm tất cả các dịch vụ cần thiết để bảo quản, lưu thông phân phối các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩ… trong một phạm vi nhiệt độ thấp nhất định để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

Vào năm 2019, DHL Global Forwarding, công ty giao nhận quốc tế đối với hàng thủy sản dễ hỏng từ Nhật Bản, đã công bố việc mở rộng mạng lưới logistics chuỗi lạnh của mình tại Sapporo, tỉnh Hokkaido, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu đối với thủy sản cao cấp và nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản.

Vào tháng 8 năm 2019, tổ chức chuỗi cung ứng dược phẩm Marken, đã công bố việc mua lại Công ty TNHH PCX International có trụ sở tại Nhật Bản Việc mua lại này sẽ củng cố dấu ấn chuỗi cung ứng hiện tại của Marken với việc cung cấp hơn 3.000 lô hàng thử nghiệm lâm sàng mỗi tháng tại Nhật Bản, bổ sung năng lực cho nội địa và lâm sàng quốc tế.

Những yêu cầu mới đối với logistics chuỗi lạnh khi Nhật Bản gấp rút tiêm chủng để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo

Mặc dù có một nền tảng thị trường tốt, cả về cơ sở hạ tầng phần cứng và công nghệ, đầu năm 2021, việc triển khai tiêm chủng của Nhật Bản phải đối mặt với những trở ngại về logistics có thể khiến chiến dịch chậm tiến độ hơn nữa, điều này làm phức tạp thêm kế hoạch cung cấp dịch vụ tiêm chủng coronavirus quy mô rộng kịp thời cho Thế vận hội.

Là quốc gia công nghiệp lớn cuối cùng bắt đầu tiêm chủng hàng loạt, Nhật Bản có khả năng bị cản trở do thiếu thùng chứa và đá khô cũng như khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên y tế. Thủ tướng Yoshihide Suga đã nhán mạnh rằng vắc-xin là yếu tố quan trọng để tổ chức Thế vận hội thành công sau khi bị trì hoãn vào năm ngoái. Những mũi tiêm đầu tiên cho các nhân viên y tế được lên kế hoạch vào cuối tháng 2/2021, trong khi Thế vận hội sẽ bắt đầu vào ngày 23 tháng 7 năm 2021. Nhật Bản sẽ cần cung cấp khoảng 870.000 mũi tiêm mỗi ngày để tiêm chủng cho một nửa dân số vào thời điểm đó, với mỗi người cần tiêm hai mũi vắc xin.

Koji Wada, một cố vấn về ứng phó với Covid-19 của chính phủ cho biết: “Kế hoạch của chính phủ đặt ra gánh nặng lớn cho các thành phố tự quản trong việc bảo quản và phân phối vắc-xin. Các khu vực đô thị lớn như Tokyo có thể có cơ sở hạ tầng để triển khai tiêm chủng thuận lợi, nhưng các khu vực nông thôn hơn… có thể gặp nhiều khó khăn hơn”.

Các công ty chuyên vận chuyển thuốc cho biết có thể không có đủ hộp đựng chuyên dụng để vận chuyển vắc xin Pfizer, loại vắc xin này phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 75 độ C, lạnh hơn nhiều so với tủ đông tiêu chuẩn. Hiện nay các chuyên gia vẫn lo lắng liệu có đủ thùng chứa hoặc đá khô để đóng hộp đông lạnh để toàn bộ chiến dịch diễn ra nhanh chóng và an toàn hay không?

Việc điều phối các nhân viên y tế, vận chuyển, sản xuất tủ đông lạnh, xử lý kim tiêm và giao dịch với chính quyền địa phương do các bộ khác nhau đảm nhiệm. Nhân viên y tế, phần nhiều đã mệt mỏi vì chăm sóc một số lượng bệnh nhân lớn từ đợt bùng phát dịch bệnh thứ ba. Nay phần lớn trong số họ sẽ cần được huy động để thực hiện chiến dịch tiêm phòng gấp rút, trong đó có những công việc liên quan đến logistics chuỗi lạnh ở các điều kiện đặc thù mà thậm chí họ chưa từng làm quen.

Khả năng đáp ứng về đá khô để giữ lạnh cho vắc-xin:

Nhật Bản đã mua đủ vắc-xin Pfizer để tiêm chủng cho 72 triệu người, hơn một nửa dân số của nước này. Chính phủ đang mua khoảng 20.000 máy làm mát đặc biệt và tìm nguồn cung cấp khối lượng lớn đá khô để vận chuyển.

Nhật Bản sản xuất khoảng 350.000 tấn đá khô mỗi năm, nhưng chủ yếu là để bảo quản thực phẩm, theo một trong những nhà sản xuất lớn. Để vận chuyển vắc-xin, chính phủ sẽ cần loại đá dạng hạt hoặc dạng bột, có thể giữ nhiệt độ lạnh hơn so với các khối đá khô tiêu chuẩn được sử dụng cho thực phẩm.

Khả năng đáp ứng về tủ đông để bảo quản vắc-xin

Nihon Freezer, công ty sản xuất tủ lạnh công nghiệp, đang sản xuất 2.300 tủ mát cho chính phủ, nhưng không có hợp đồng chính thức cho đến khi vắc xin đầu tiên được phê duyệt. Chúng có thể được cắm vào bất kỳ ổ cắm 100V nào theo tiêu chuẩn ở Nhật Bản. Nhưng các chuyên gia cũng lưu ý các trung tâm tiêm chủng tạm thời như trường học có thể cần phải điều chỉnh hệ thống điện, ổ cắm để phù hợp.

VITIC (trích từ Báo cáo nghiên cứu thị trường logistics Nhật Bản và Hàn Quốc, số tháng 01/2021)

Hãy liên lạc với chúng tôi cho tất cả các nhu cầu của bạn.